Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng (Mt 17,10-13) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN II MÙA VỌNG
TIN MỪNG: Mt 17,10-13

Noel Quesson - Chú Giải

BÀI ĐỌC I: Hc 48,1-4. 9-1

Đoạn văn được chọn hôm nay, cho phù hợp với Bài Tin Mừng. Các luật sĩ đợi chờ Êlia trở lại Chúa Giêsu nói rằng: Êlia đến….và chính Người là Êlia mới! Một dịp tốt để học biết về Chúa Giêsu, và đừng giải thích các đoạn sách thánh một cách quá giản dị, thơ ngây dựa theo mặt chữ ý nghĩa thực của Kinh Thánh không được hiểu cách vật chất.

Bấy giờ Êlia như lửa hồng xuất hiện, Lời ông nóng bỏng như ngọn đuốc cháy phừng.

Thánh Kinh thường dùng lửa làm hình ảnh biểu trưng Thiên Chúa. Tại Sinai, Chúa tỏ mình trong ánh lửa như sấm sét. Tự nhiên là Người mang ý Thiên Chúa cũng có khuôn mặt như lửa cháy Lửa sẽ là khí cụ thanh tẩy thời sau hết.

Đã có hình ảnh gợi sắc này vì trong các hy lễ sơ khai, lửa là yếu tố nối liền con người với Thiên Chúa Người ta đốt tế vật bằng lửa trên bàn thờ, để chuyển dâng lễ Thiên Chúa. Sau đó, người ta dùng lễ vật đó để thông hiệp với Thiên Chúa.

Elia ba lần khiến lửa từ trời xuống.

Gioan Tẩy giả sẽ nói: “Đấng đến sau tôi sẽ rửa các ngươi trong Thánh Thần và trong lửa" (Mt 3,11).

Và Chúa Giêsu sẽ nói: "Ta đến mang lửa vào thế gian những muốn cho lửa ấy cháy lên.." (Lc 12,49).

Vào ngày lễ ngũ tuần họ thấy những lưỡi như là lửa phân tán và đậu trên..." (Cv 2,3). Lạy Chúa, xin hãy đến thiêu đốt chúng con thanh tẩy chúng con.

Xin hãy đến soi sáng chúng con, dẫn dắt chúng con. Êlia đã được cất đi trong bầu lửa, trong xe bởi ngựa lửa kéo đi".

Tôi nghe mạc khải, tôi chấp nhận điều đó như là những hình ảnh : vị ngôn sứ đã chết đã được Chúa mang đi”.

Người đã nên dấu chỉ sự đe phạt của các thời đại

Đây là lời loan báo thời đanh về việc Êlia trở lại, mà các luật sĩ đã nói tới thời Chúa Giêsu và tự hỏi đây có phải là Gioan Tẩy Giả hay Chúa Giêsu không?

Vậy phải giải thích điều đó một cách thiêng liêng.

Để làm nguôi cơn thịnh nộ Chúa, để giao hòa Cha với con, và chấn hưng lại những chi họ Giacóp. Phúc cho những ai đã thấy Người, và được hân hạnh thiết nghĩa với Người .

Êlia làm phận vụ ngôn sứ. Vậy Chúa Giêsu nói rằng: Người đến để đảm nhận. Phải, người đã đến để làm nguôi cơn thịnh nộ Chúa và "giao hòa Cha với Con "… Phận vụ này lại chẳng được ủy thác cho Giáo hội và các Kitô hữu sao, để nên dấu chỉ việc Chúa đến trong thế gian. Chúng ta đã lãnh nhận lửa Thánh Thần ngày lễ ngũ tuần để làm việc đó.

Bây giờ là Mùa vọng. Giữa thời dẫn tới lễ Giáng sinh, tôi định vị trí: Tôi đang ở đâu? Tôi quyết định có những nỗ lực thiêng liêng nào? Tôi thông phần thế nào vào việc Chúa đến trong thế gian? Tôi có chia sẻ nỗi ám ảnh và nhiệt tình của Chúa Giêsu không? Tôi ước mơ được bao nhiêu cho lửa Thiên Chúa được thắp sáng lên? Tôi có nhiệt tình trông đợi không?

Bài đọc II: Mt 17,10-13

Ở đây, ta nhận thấy một kiểu giải thích những dấu chỉ thời đại của Chúa Giêsu một cách tuyệt diệu. Có một cách nhìn lịch sử và các biến cố một cách bề ngoài. Nhưng cần phải biết đưa ra một cái nhìn thứ hai sâu xa hơn. Đó là mục đích của việc nhìn lại" đời sống trong một sự kiện sống, bề ngoài có vẻ như chỉ thuộc phạm vi con người... Cần tập nhìn ra Thiên Chúa đang hoạt động tại đó.

Các môn đệ hỏi Chúa Giêsu rằng: "Tại sao các luật sĩ lại nói Êlia phải đến trước đã?"

Thời Chúa Giêsu, người ta vẫn mong đợi Êlia trở lại. Các luật sĩ, luôn có khuynh hướng chú giải Kinh Thánh theo truyền thống chặt chẽ. Đối với sự kiện trên, họ dựa vào một bản văn của Tiên tri Malakia 3,23, và hiểu theo ý nghĩa vật chất: 'Này Ta sẽ sai đến cho các ngươi tiên tri Elia trước khi Ngày của Chúa đến ngày lớn lao và đáng sợ" Họ tin rằng Thiên Chúa sẽ gửi Êlia, trước khi gửi Đấng Cứu Thế. Và họ sử dụng chứng cớ câu nệ hình thức này để phủ nhận Chúa Giêsu: ông không phải là Đấng Cứu Thế, bởi vì người ta chưa thấy Elia”

Chúa Giêsu trả lời: "Thật Êlia phải đến để chấn hưng mọi sự. Và Thầy bảo các con, Elia đã đến rồi.”

Chúa Giêsu không chối bỏ bản văn của Êlia.

Nhưng không nên hiểu theo nghĩa quá chặt. Phải đúng thế, Elia đến để dọn đường cho Đấng Cứu Thế...

Malakia đã có lý khi nói lên điều đó... Nhưng, Thầy bảo các con, Êlia đã đến rồi!

Đó là Gioan Tẩy Giả: ông không có tên là Êlia...

nhưng ông đã đóng vai trò của Êlia. Vì thế, ngang qua “sự kiện sống" Gioan Tẩy giả, cần nhìn xa hơn những vẻ bề ngoài.

Chính Gioan Tẩy giả "đã đến trong sức mạnh và tinh thần của Êlia (Lc. l,17)... Chính ông đã bạt lối và sửa đường (Ga 1,23)... Chính ông đã chuẩn bị các tâm hồn", và loan báo phép rửa trong Thần khí. Chính ông đã dùng ngón tay chỉ Con Chiên Thiên Chúa.

Nhưng thay vì nhận biết ông, họ đã đối xử “với ông như ý họ".

Đó là thảm kịch lớn lao của mọi thời. Người ta phán đoán qua bề ngoài. Người ta không biết “nhận ra" những dấu chỉ mà Thiên Chúa đang thực hiện cho ta.

Hôm nay, cũng như luôn mãi, Thiên Chúa vẫn hành động chung quanh ta, trong đời sống của ta, trong đời sống của những người chúng ta... đặc biệt trong những trào lưu lớn lao mang tính tập thể; tiêu biểu cho cả một thời đại.

Lạy Chúa, xin giúp chúng. con nhận biết Chúa!

Lạy Chúa, xin giúp chúng con thực hiện gì Chúa muốn, không như những người mù thiêng liêng của thời Chúa, đã làm theo ý họ.

Con gắng quan sát một biến cố... nhìn. Trong biến cố đó con cô nhận ra Chú... phán đoán. Để hành động với Chúa, theo chiều hướng Chúa muốn... Hành động.

Việc nhìn lại đời sống là một thực tập đích thực của đời sống thiêng liêng.

Con Người sẽ phải đau khổ bởi họ. Bấy giờ các môn đệ hiểu Chúa nói với họ về Gioan Tẩy giả.

Cái chết của Gioan Tẩy Giả như được đặt vào trong một viễn tượng mới. Đó là biến cố mà mọi người đều nói tới Nhà Vua đã ra lệnh hành quyết một vị tiên tri ! Trong một bữa tiệc và một cuộc khiêu vũ!

Một sự kiện khác biệt, để bêu nhục? Nhưng đối với Chúa Giêsu , sự kiện đó chính là dấu hiệu loan báo trước cái chết của Người. Ơ đó, và nhất là tại đó, Gioan Tẩy giả đã đi trước và chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

HOÀN CẢNH:

Người Do Thái tin ngôn sứ Ê-li-a sẽ trở lại trần thế để dọn đường cho Đấng Cứu Thế (Ml 3,23-24). Lần này, trong biến cố Đức Giê-su biến hình, có Ê-li-a xuất hiện, nhưng các Tông Đồ ngạc nhiên vì Ê-li-a chỉ đến trong chốc lát rồi biến đi ngay, các ông đem việc này ra hỏi Người.

Ý CHÍNH:

Bài tin mừng hôm nay Đức Giê-su giải thích về sự hiện diện của Ê-li-a để làm chứng về sự xuất hiện và sự cứu thế của người.

 TÌM HIỂU:

10 “ Các môn đệ hỏi Người rằng…”:

Sau khi thấy Ê-li-a xuất hiện bên cạnh Đức Giê-su trong biến cố Chúa biến hình (17,1-8), các Tông Đồ liền thắc mắc về sự trở lại của vị ngôn sứ này, vì ông ta từng là đối tượng trong việc giảng dạy của các luật sĩ theo như tiên tri Ma-la-khi đã loan báo (3,23-24).

11-12 “ Người đáp : ông Êlia phải đến …”:

Đức Giê-su giải đáp thắc mắc của các Tông Đồ bằng cách cho biết:

- Ý nghĩa về lời tiên tri của Ma-la-khi là chỉ về vị tiên tri của Đấng Cứu Thế.

- Vai trò này của Ê-li-a đã được Gio-an Tẩy Giả đảm trách. Nhưng những người cầm đầu dân Do Thái đã không công nhận và đã ngược đãi ông.

- Gio-an làm chứng cho Đức Giê-su ngay cả trong cái chết của ông: Đấng Cứu Thế cũng sẽ chết bi thảm như vị Tiền Hô của mình.

13 “ Bấy giờ các môn đệ hiểu…”:

Khi nghe Đức Giê-su giải thích các hoạt động của Ê-li-a, các môn đệ hiểu được rằng tinh thần của Ê-li-a được thực hiện cách rõ ràng nơi sứ vụ của Gio-an.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su quả quyết Ê-li-a đã xuất hiện trong con người và trong sứ mạng của Gioan Tẩy Giả, ông đã đến để trực tiếp dọn đường cho Đấng Cứu Thế.

2. Noi gương Gioan Tẩy Giả dọn đường Chúa bằng chính đời sống khắc khổ để khơi dậy lòng sám hối cho dân chúng. Chúng ta, người tông đồ của Chúa,

cũng phải làm chứng bằng đời sống khó nghèo, bác ái, yêu người và khổ chế để nêu gương cho các kitô hữu biết ăn năn sám hối trong tinh thần Mùa Vọng để chuẩn bị Chúa đến bằng ơn thánh trong cuộc sống hằng ngày.

3. Noi gương Gioan dọn đường Chúa đến bằng những lời khơi động dân chúng sám hối để đón nhận Đấng Cứu Thế: Chúng ta cũng cần dùng những lời nói qua dịp tiếp xúc, lời giảng dạy, qua những bài giáo lý, hướng dẫn chỉ dạy cho người ta biết đường và biết cách trở về với Thiên Chúa tình yêu.

4. Noi gương Gioan làm chứng cho Chúa bằng chính cái chết của ông: Chúng ta muốn làm chứng cho Chúa cần phải chết đi cho tội lỗi, khuyết điểm, yếu đuối của mình , và chết đi vì những nỗ lực, cố gắng, kiên trì thức thi giáo huấn của Chúa để sống hoàn thiện hơn.

5. “Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ”: Lời loan báo này giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa và giá trị của việc chịu đựng những thói hư tật xấu và bách hại của tha nhân trong cuộc sống của mình.

6. Mùa vọng dọn lòng đón Chúa đến, chúng ta dọn lòng bằng những việc thanh tẩy đời sống : chừa cải những tính hư nết xấu, và bằng việc thánh hóa tha nhân; sống tốt hơn với mọi người, làm việc tốt cho tha nhân và chu toàn bổn phận đối với bản thân, đối với tha nhân và nhất là đối với Chúa.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.